Cách bảo quản đồng hồ tốt nhất
Cách bảo quản đồng hồ tốt nhất
Tuổi thọ của một chiếc đồng hồ đeo tay có được kéo dài lâu, đảm bảo luôn luôn mới và chạy chính xác giờ hay không liên quan rất lớn đến cách sử dụng và cách bảo quản của người dùng. Chính vì lý do đó mà người sử dụng đồng hồ nên và cần phải nắm rõ những lưu ý sau để đảm bảo chiếc đồng hồ của chúng ta luôn luôn mới, chạy chính xác giờ và có tuổi thọ cao nhất.
Từ trường: tránh đặt đồng hồ của bạn trên những thiết bị điện tử, những vật có thể phát ra những vùng từ trường mạnh.
Nước biển: luôn rửa sạch đồng hồ với nước ấm ngay sau khi đồng hồ tiếp xúc với nước biển.
Hóa chất: tránh tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, nước hoa, mỹ phẩm… các hóa chất có thể phá hủy dây, vỏ và các vòng đệm chống nước của đồng hồ
Nhiệt độ: tránh tiếp xúc nhiệt độ cao trên 60oC hoặc dưới 0oC, và cũng tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Vệ sinh: (dây và vỏ kim loại): sử dụng bàn chải mềm với nước xà phòng pha loãng và lau khô bằng vải mềm.
Độ kín nước: độ kín nước của một chiếc đồng hồ không phải là vĩnh viễn. Nó có thể bị ảnh hưởng bởi sự lão hóa của các vòng đệm chống nước hoặc khi bị va đập.
Chúng tôi khuyên bạn nên kiểm tra độ kín nước của đồng hồ mỗi năm một lần tại các trung tâm sửa chữa uy tín.
Nút khóa vặn: luôn vặn và khóa nút cẩn thận khi sử dụng nhằm tránh nước có thể vào bên trong đồng hồ
Nút thường: luôn nhấn nút vào vị trí trong cùng khi sử dụng nhằm tránh nước có thể vào bên trong đồng hồ
Đồng hồ tự động (Automatic):
Năng lượng đồng hồ được tích trữ từ chuyển động cổ tay của người đeo.
Đồng hồ tự động nên được đeo từ 10-12 giờ/ngày (với hoạt động bình thường) để đảm bảo phần năng lượng tích trữ sẽ đủ cho đồng hồ hoạt động liên tục qua đêm.
Nên lên dây bằng tay (nút vặn) từ 15 – 20 vòng nếu trước đó người đeo ít hoạt động hoặc không đeo, nhằm mục đích nạp lại đủ phần năng lượng để đồng hồ hoạt động chính xác.
Dây da: Tránh để dây da tiếp xúc với nước, hóa chất, mỹ phẩm, nước hoa… những thành phần này sẽ làm dây da bị đổi màu, biến dạng hoặc phá hủy dây da
Tránh để dây da phơi lâu dưới ánh nắng mặt trời, điều này sẽ gây ra sự phai màu của dây da
Va chạm: tránh các va chạm mạnh vì có thể gây ảnh hưởng đến vỏ và các bộ phận bên trong máy của đồng hồ
Chronograph: không sử dụng nút bấm Chronograph khi đang ở dưới nước (ngoại trừ các dòng đồng hồ chuyên dụng cho việc đi lặn)
Với những lưu ý chi tiết và cụ thể về “Cách bảo quản đồng hồ tốt nhất” như nêu ở trên Đồng hồ Hưng Thịnh huy vọng sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho các bạn và từ đó các bạn sẽ có sự tự tin để không ngần ngại sở hữu riêng cho mình một chiếc đồng hồ đeo tay cao cấp chính hãng.